Chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không?
Chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không? Trường hợp bị phạt thì mức phạt là bao nhiêu? là thắc mắc được quan tâm rất nhiều trên hội nhóm, diễn đàn về quản lý doanh nghiệp và giải đáp thông tin bảo hiểm xã hội. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để tránh gây rắc rối và thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thông tin về chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không.
1. Quy định về báo tăng giảm lao động
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 98, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội”
Theo đó, khi có biến động tăng, giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong đơn vị, doanh nghiệp thì đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo lên cơ quan BHXH.
Một số trường hợp doanh nghiệp phải báo tăng lao động:
-
Doanh nghiệp có nhân sự mới và ký hợp đồng lao động dài hạn
-
Người lao động đi làm trở lại sau thời gian nghỉ không lương 14 ngày trở lên trong tháng hoặc sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng;
-
Người lao động hết thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động đi làm lại…
Một số trường hợp doanh nghiệp phải báo giảm lao động:
-
Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang tham gia BHXH;
-
Người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc nghỉ ốm đau, thai sản trên 14 ngày trong tháng.
-
Người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động…
2. Chậm báo tăng giảm lao động có bị phạt không?
Trường hợp chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không? nếu có mức phạt là bao nhiêu không phải ai cũng biết. Do đó, nhiều doanh nghiệp/đơn vị đã vô tình bị thanh tra và phải nộp phạt, gây thiệt hại không chỉ về tài chính mà còn rất nhiều rắc rối kéo theo.
Căn cứ vào từng trường hợp mà việc báo tăng giảm lao động chậm sẽ bị phạt hoặc không bị phạt. Cụ thể như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải báo tăng lao động để tránh bị phạt.
2.1 Trường hợp báo tăng lao động chậm
Căn cứ theo Điểm a, Khoản 4, Điều 41, Nghị định 12/2022/NĐ-CP ban hành ngày 17/01/2022 quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực”
Căn cứ Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022 quy định như sau:
“1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Theo quy định nêu trên, với mỗi người lao động bị báo tăng chậm như sau:
-
Người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 2 - 4 triệu đồng/người nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
-
Người sử dụng là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 4 - 8 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.
Như vậy, chậm báo tăng lao động sau 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chính thức thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt. Mức phạt đối với mỗi lao động vi phạm là từ 2 - 8 triệu đồng/người tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và 150 triệu đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.
2.2 Trường hợp báo giảm lao động chậm
Căn cứ vào các văn bản pháp lý hiện hành chưa có quy định về việc xử phạt báo giảm lao động chậm. Do đó việc báo giảm lao động chậm sẽ không dẫn đến hành vi vi phạm hành chính của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, trường hợp báo giảm lao động chậm người sử dụng lao động sẽ phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm (theo quy định tại Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 50, Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Trên đây là Thái Sơn thông tin về việc chậm báo tăng, giảm lao động có bị phạt không và mức phạt nếu vi phạm. Doanh nghiệp, đơn vị lưu ý để tránh sai phạm gây thiệt hại về tài chính.
Các tin tức liên quan:
Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn trân trọng gửi đến quý khách hàng bảng giá phí dịch vụ chữ ký số của Thaison Soft năm 2023 nhằm giúp quý khách hàng có thể nắm bắt thông tin và dễ dàng lựa chọn các gói dịch vụ chữ ký số phù hợp.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được sử dụng để xác thực danh tính và tính toàn vẹn của một tài liệu điện tử. Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng chữ ký số đối với người mới cần lưu ý để giao dịch điện tử được thuận lợi.
Khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ chữ ký số cho các thuê bao là các tổ chức hoặc cá nhân, đơn vị cung cấp chữ ký số bắt buộc phải cung cấp một số các dịch vụ nằm trong dịch vụ chữ ký số. Vậy dịch vụ chữ ký số gồm những gì? dưới đây là thông tin chi tiết.
Người lao động hưởng BHTN cần thực hiện quy trình hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hiện hành. Chi tiết các bước sẽ được hướng dẫn chi tiết trong bài viết.
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
24/11/2023
Ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1123/CĐ-TT yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, đẩy nhanh công tác chuyển đổi số quốc gia.
Khi chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp cần lập mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn. Với các công ty TNHH, mẫu hợp đồng chuyển nhượng góp vốn có gì khác biệt? Quy trình chuyển nhượng công ty TNHH như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Hợp đồng kỳ hạn là một loại chứng khoán phái sinh, có những ưu điểm nổi bật khắc phục được hạn chế của hợp đồng tương lai. Hợp đồng kỳ hạn có đặc điểm gì? Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về loại hợp đồng này.
Hợp đồng điện tử đang trở thành loại hợp đồng phổ biến trong các doanh nghiệp, thay thế hợp đồng truyền thống. Do đó, tranh chấp hợp đồng điện tử cũng xảy ra thường xuyên hơn nếu các bên không nắm rõ quy định. Vậy phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử như thế nào?
Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ tạo nên sự thay đổi tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành và phát triển. Song hành với đó là nguy cơ mất an toàn thông tin, dữ liệu trên không gian mạng, đặt ra nhiều thách thức về công tác đảm bảo an ninh thông tin.
Hướng dẫn đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế
10/11/2023
Hiện nay, cài đặt sử dụng chữ ký số gần như là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp khi thành lập. Bài viết này sẽ hướng dẫn đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế giúp doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan thuế nhanh chóng thuận lợi.
Hủy bỏ hợp đồng là phương thức chấm dứt hoàn toàn hoặc một phần hợp đồng đã ký kết. Pháp luật quy định như thế nào về việc hủy bỏ hợp đồng thương mại? Hậu quả pháp lý của việc này như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Ký hợp đồng bằng chữ ký điện tử là giải pháp hiệu quả, khá phổ biến trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay. Việc ký hợp đồng trực tuyến có đảm bảo hiệu lực pháp lý không là băn khoăn của khá nhiều độc giả. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.