Hợp đồng tín dụng là gì? Quy định về hợp đồng tín dụng

Ngày đăng: 16:50 - 24/10/2023 Lượt xem: 5211 Cỡ chữ

Hợp đồng tín dụng ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, doanh nghiệp về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định. Hợp đồng tín dụng có đặc điểm gì? Điểm khác biệt giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào?


1. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Về bản chất, hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay tài sản, trong đó, bên cho vay buộc phải là tổ chức tín dụng có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bên vay là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình….

Về hình thức, hợp đồng tín dụng bắt buộc phải giao kết bằng văn bản với các nội dung thống nhất theo yêu cầu. Đặc biệt, tính rủi ro của hợp đồng khá cao vì hợp đồng có số tiền lớn. 


2. Nội dung của hợp đồng tín dụng

  • Các bên trong hợp đồng thường được quy định là bên vay và bên cho vay.

  • Khoản vay: Số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay.

  • Hình thức đảm bảo tiền vay

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng tín dụng

  • Phạt vi phạm hợp đồng, cách xử lý, các trường hợp vi phạm hợp đồng.

  • Hiệu lực của hợp đồng, thời gian bắt đầu và kết thúc hợp đồng. 

Hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay tài sản. 


  • Một số thỏa thuận hợp đồng khác nếu có. 

  • Tổ chức tín dụng có thể quy định gia hạn thời hạn trả tiền thêm nhưng thời gian và lãi suất gia hạn do 02 bên tự thỏa thuận, không vượt quá 150% lãi suất hợp đồng đã ký kết. 

  • Điều chỉnh kỳ hạn: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu đến kỳ hạn trả mà người vay không trả được, tổ chức tín dụng có thể xem xét để cho trả vào kỳ hạn sau. Nếu không được, tổ chức tín dụng có thể coi đó là chậm trả, vi phạm hợp đồng và áp dụng các biện pháp phạt hợp đồng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. 

3. So sánh hợp đồng tín dụng và hợp đồng nhượng quyền thương mại

3.1. Giống nhau

Đều là hợp đồng mang tính chất thỏa thuận giữa các bên nhằm đạt được mục đích mà các bên đã thỏa thuận. 

3.2. Khác nhau:

- Nội dung:

  • Hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay. Bên vay là tổ chức tín dụng (ngân hàng) giao cho bên vay một khoản tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Là hợp đồng thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện sau:

  • Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền. 

  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát, hỗ trợ bên nhận trong việc điều hành công việc kinh doanh. 

So sánh hợp đồng tín dụng và hợp đồng nhượng quyền thương mại


- Về tính chất

  • Hợp đồng tín dụng: Là hợp đồng cho vay phát sinh giữa bên vay và bên cho vay. 

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Là hợp đồng thương mại với mục đích nhượng quyền có điều kiện. 

- Về chủ thể:

  • Hợp đồng tín dụng: Chủ thể thường là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp hoặc cá nhân phụ thuộc vào mối quan hệ tín dụng

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Chủ thể có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, công dân trong nước hoặc người nước ngoài. 

- Về hình thức:

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (hợp đồng điện tử).

  • Hợp đồng tín dụng: Phải được lập thành văn bản, trong đó các nội dung quan trọng như: Điều kiện, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức, số tiền, lãi suất và thời hạn vay… được các bên tự thỏa thuận. 

- Ngôn ngữ trong hợp đồng:

  • Hợp đồng nhượng quyền thương mại: Bắt buộc phải là tiếng Việt, ngoại trừ trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ trong hợp đồng sẽ do 02 bên tự thỏa thuận.

  • Hợp đồng tín dụng: Không bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. 

Trên đây Thái Sơn đưa ra một số quy định về hợp đồng tín dụng, cách phân biệt hợp đồng này với hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho quý độc giả. 

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục