Luật hợp đồng điện tử tại Việt Nam được quy định như thế nào ?

Ngày đăng: 10:34 - 15/11/2022 Lượt xem: 10448 Cỡ chữ

   Luật hợp đồng điện tử tại Việt Nam được căn cứ Luật giao dịch điện tử 2005, theo Pháp luật hợp đồng tại Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản Pháp luật liên quan khác. Khi giao kết hợp đồng điện tử doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định mà Pháp luật đã đề ra.

hợp đồng điện tử 2

Luật hợp đồng điện tử - những điều bạn có thể chưa biết.

1. Hợp đồng điện tử là gì?

Căn cứ theo Điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005 nêu rõ khái niệm về hợp đồng điện tử như sau:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”

Như vậy, hợp đồng điện tử có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Pháp luật.

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử như: máy vi tính; laptop; điện thoại; ipad… 

2. Những điều bạn có thể chưa biết về luật hợp đồng điện tử

Trong nền kinh tế thị trường, giao kết hợp đồng điện tử được đánh giá cao nhờ có ưu điểm vượt trội so với giao kết hợp đồng giấy. Đây là một những phương thức giao kết trong tương lai giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và mở rộng hợp tác kinh doanh.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nắm được luật hợp đồng điện tử để sử dụng hợp đồng điện tử có hiệu quả nhất, tránh những rủi ro không đáng có. Dưới đây là một số điều liên quan đến luật hợp đồng điện tử có thể bạn chưa biết.

2.1 Theo luật hợp đồng điện tử được tự do thỏa thuận phương tiện, công nghệ để giao kết hợp đồng điện tử

Trong luật hợp đồng điện tử thì các bên cần lưu ý đến phương tiện và công nghệ giao kết. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Khi giao kết hợp đồng điện tử các bên được phép thỏa thuận phương tiện điện tử để giao kết như: máy vi tính; điện thoại; laptop; fax; mạng internet… 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 5, Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử

(1). Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.

(2). Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.”

Theo nguyên tắc này các bên có quyền thỏa thuận phương tiện, công nghệ để giao kết hợp đồng điện tử. Trong trường hợp không thỏa thuận thì các bên được tự do lựa chọn phương tiện và công nghệ để giao kết. 

2.2 Có thể giao kết hợp đồng điện tử bằng nhiều loại chữ ký điện tử

Theo quy định tại Điều 21, Luật giao dịch điện tử định nghĩa về chữ ký điện tử như sau:

“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”

Tại Điều 23, Luật giao dịch điện tử cũng nêu rõ nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử. Cụ thể:

“1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;”

hợp đồng điện tử 3

Giao kết hợp đồng điện tử thông qua phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract.

Theo quy định trên, có rất nhiều loại chữ ký điện tử như: chữ ký số, hình ảnh chữ ký; chữ ký điện tử… Nếu không có thỏa thuận trước, các bên tham gia có thể sử dụng bất cứ loại chữ ký điện tử nào để xác nhận sự chấp thuận của mình đối với nội dung trong hợp đồng. Đồng thời, chữ ký dùng để ký hợp đồng có thể là chữ ký điện tử có chứng thực hoặc không có chứng thực.

2.3 Thừa nhận giá trị pháp lý và thông báo khi giao kết hợp đồng điện tử

Luật hợp đồng điện tử thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử. Cụ thể: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” quy định tại 

Hợp đồng điện tử có thể nói khi được giao kết theo đúng quy định của Pháp luật về hợp đồng và giao dịch điện tử sẽ có giá trị giống như hợp đồng giấy. Tuy nhiên, không phải loại hợp đồng nào cũng có thể giao kết bằng hợp đồng điện tử bị giới hạn.

Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử, tại Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng thừa nhận giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Cụ thể, trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.

Việc nghiên cứu và hiểu rõ luật hợp đồng điện tử theo Pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử tránh được những rủi ro dẫn đến tranh chấp hợp đồng điện tử hay hợp đồng vô hiệu. Lựa chọn sử dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử Icontract với nhiều tính năng vượt trội đem đến trải nghiệm tốt nhất cho doanh nghiệp khi tiếp cận hợp đồng số. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ 24/7, uy tín giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và luôn an tâm khi sử dụng. Nếu có điều gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://icontract.com.vn/

Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục