Quy định về việc người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng

Ngày đăng: 09:32 - 10/05/2024 Lượt xem: 2128 Cỡ chữ

Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động có đúng quy định của pháp luật không? Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. Cùng tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. 


1. Khi nào người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp? 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 36, Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp sau: 

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Lưu ý: quy chế đánh giá này do người sử dụng lao động soạn thảo và ban hành, nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động

Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 


  • Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn, đã điều trị 12 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc đã điều trị 6 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 đến 36 tháng, hoặc quá ½ thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động đã hồi phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục ký kết hợp đồng với người lao động. 

  • Do ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, di dời, thu hẹp sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp để khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc. 

  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn đã quy định tại Điều 31, Bộ luật lao động 2019. 

  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 

  • Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên. 

  • Người lao động cung cấp giả danh thông tin theo quy định tại Khoản 2, Điều 16, Bộ luật lao động 2019 khi ký kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động. 

Bên cạnh đó, Khoản 3, Điều 36, Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định, người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước trong các trường hợp sau: 

  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn hai bên đã thỏa thuận trước. 

  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên. 


>>> Xem thêm: Hợp đồng điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử.

2. Một số quy định liên quan về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng

Dưới đây là một số thắc mắc liên quan về việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động:

  • Khi người lao động nghỉ việc nhiều ngày liên tiếp, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Theo quy định tại Điều 36, Bộ luật lao động 2019, trường hợp người lao động nghỉ trên 5 ngày không có lý do, thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. 

  • Trường hợp nào người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Lao động nữ mang thai đang nghỉ thai sản không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 

Điều 37, Bộ luật lao động quy định, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp dưới đây: 

  • Người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền, trừ một số trường hợp đặc biệt. 

  • Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các trường hợp khác đã được người sử dụng lao động đồng ý. 

  • Lao động nữ mang thai, lao động nữ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

Như vậy, bài viết của ThaisonSoft đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về quy định pháp luật liên quan đến việc người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân trong trường hợp gặp phải tình huống này.


Các tin tức liên quan:

Tin tức cùng chuyên mục